5 nỗi lo “khủng hoang” của sinh viên mới ra trường

     Bạn là sinh viên mới ra trường, và đang có hàng trăm câu hỏi hiện lên trong đầu, ra trường rồi thì sẽ làm gì đây, mình phải bắt đầu như thế nào, liệu mình có tìm được công việc yêu thích hay không, nên ở thành phố hay về quê lập nghiệp? Đó cũng chính là câu hỏi chung mang trong đó nỗi lo của sinh viên mới ra trường. Hãy cùng mình khám phá “5 nỗi lo khủng hoang của sinh viên mới ra trường” qua bài viết dưới đây nhé.

1. Nỗi lo của sinh viên mới ra trường#1: Chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng

     Sau 4 năm học trên ghế giảng đường, nhiều bạn vẫn nghĩ sao thời gian trôi qua nhanh thế. Vẫn đang mải mê trải nghiệm cuộc sống sinh viên mà quên mất định hướng nghề nghiệp ngay từ đầu. Tâm lý sinh viên đều nghĩ chăm chỉ học tập thì ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm. Nhưng thực tế thì không như vậy, cùng một ngành nghề nhưng tốt nghiệp xong, mỗi người lựa chọn một con đường riêng, một ngã rẽ riêng. 

     Bố mẹ cũng chỉ nghĩ cho con đi học đại học, tương lai sẽ rộng mở. Tương lai rộng mở khi bạn có định hướng bản thân từ đầu, để học hỏi những thứ cần thiết. Thay vì, đứng trước ngã ba lựa chọn, bạn mới quay lại tự vấn bản thân, mình sẽ làm gì?

nỗi lo thất nghiệp của sinh viên mới ra trường
Chưa có định hướng rõ ràng

2. Nỗi lo của sinh viên mới ra trường#2: Thiếu kinh nghiệm, kỹ năng làm việc thực tế

     Sinh viên mới ra trường thì làm sao có nhiều kinh nghiệm làm việc, trong khi nhà tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên cần phải có 1 năm, 2 năm,… kinh nghiệm làm việc. Nhà tuyển dụng họ cần những người làm được việc luôn, họ trả tiền để vào làm việc chứ không phải trả tiền để vào đào tạo.

     Vậy thì thì ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, năm 1, 2 bạn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện, làm thêm, sang năm 3, 4 tranh thủ đi thực tập, thời điểm này đi thực tập có thể không lương, nhưng đổi lại bạn sẽ trau dồi cho mình được nhiều kiến thức, cũng như kinh nghiệm làm việc thực tế. Bạn thử so sánh xem, nếu bạn đi làm không lương, đổi lấy kinh nghiệm trong thời kỳ sinh viên, với đi làm không lương sau khi tốt nghiệp, thì thì bạn sẽ chọn phương án nào?

Nỗi lo thiếu kiến thức, kinh nghiệm thực tế của sinh viên mới ra trường
Thiếu kiến thức, kinh nghiệm thực tế của sinh viên mới ra trường

3. Nỗi lo của sinh viên mới ra trường#3: Gánh nặng gia đình 

     Khi còn là sinh viên thì bạn vẫn được gia đình chu cấp để an tâm học tập. Đến khi ra trường, bạn sẽ không muốn nhận tiền gửi của bố mẹ nữa. 22 tuổi, đủ để trưởng thành để có thể đứng trên chính đôi chân của mình, cảm giác bạn bè đều ổn định hết trong khi mình vẫn đang nhận tiền chu cấp từ bố mẹ gửi lên trở lên đã đè nặng lên tâm lý của sinh viên mới ra trường

     Ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì bạn hãy bắt đầu tiết kiệm. Tiết kiệm từ những thứ nhỏ nhặt nhất, để đến khi tốt nghiệp, bạn cũng sẽ có một khoản tiền trong tay có thể chăm lo cho bản thân qua những tháng ngày đầu đời khi bước chân ra xã hội lập nghiệp, mà không để bố mẹ phải lo lắng thêm.

Nỗi lo gánh nặng gia đình của sinh viên mới ra trường
Nỗi lo gánh nặng gia đình

4. Nỗi lo của sinh viên mới ra trường#4: Làm trái ngành

     Học đại học với bao mơ ước, để mong hành trang vào đời thật viên mãn. Nhưng phần lớn các bạn sinh viên bây giờ, ra trường làm trái ngành. Bởi vì, ngay từ đầu, họ chưa định hướng rõ ràng cho tương lai. Cùng với tâm lý áp lực tìm việc làm sau khi ra trường. Họ phải chọn sang một ngã rẽ khác là làm một công việc trái ngành, để có tiền trước mắt. Tuy nhiên, trái ngành không phải là việc làm không tốt, từ công việc đó, bạn sẽ nhận ra được đó có phải là sự lựa chọn cho mình hay không, để đưa ra định hướng tốt nhất cho bản thân.

Làm việc trái ngành
Nỗi lo làm việc trái ngành 

5. Nỗi lo của sinh viên mới ra trường#5: Thất nghiệp

     Thất nghiệp là vấn đề đau đầu đối với tất cả mọi người chứ không phải là nỗi lo riêng của sinh viên mới ra trường. Để vượt qua được giai đoạn thất nghiệp đầy khó khăn thì bạn phải thật sự bản lĩnh và kiên trì. Sinh viên mới ra trường, chắc hẳn bạn đã từng rải rất nhiều hồ sơ xin việc làm. Nhưng kết quả là những gmail không phản hồi. Bạn nằm đợi cuộc điện thoại gọi phỏng vấn, để mỗi cuộc điện thoại gọi tới. Bạn hy vọng đó là cuộc gọi của nhà tuyển dụng không. Nhưng không phải, đó là cuộc gọi của anh shipper giao hàng cho bạn.

Nỗi lo thất nghiệp
Nỗi lo thất nghiệp

6. Thông điệp

     Bạn có cảm giác hụt hẫng tràn trề, bất lực. Bạn đã gửi rất nhiều CV xin việc nhưng không hồi đáp, thì bạn phải xem lại CV của mình. Bạn đã tối ưu hay chưa những thứ nhà tuyển dụng cần? Bên cạnh đó, bạn trau dồi ngoại ngữ cũng như tin học văn phòng để làm hành trang vững bước. Ai rồi cũng trải qua khoảng thời gian như vậy. Đừng để những nỗi lo của sinh viên mới ra trường làm áp lực cho chính bản thân. Hãy thật bình tĩnh, kiên trì, vạch ra định hướng rõ ràng cho bản thân. Hành trang bước vào tương lai của bạn sẽ tuyệt vời lắm đó. 

Người đăng: Đàm Thị Dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *