Kinh nghiệm xin việc cho sinh viên mới ra trường

Làm thế nào để có được một công việc tốt khi vừa ra trường ?

Câu hỏi được nhiều bạn sinh viên mới ra trường đặt ra nhất là “Sinh viên mới ra trường không có kinh nghiệm có xin được việc hay không ?”, “Cách để xin được việc khi vừa mới ra trường?”, “Cần chuẩn bị gì để có thể xin được việc khi vừa ra trường?”

Kinh nghiệm tìm việc cho sinh viên mới ra trường

Sẽ thật tuyệt nếu bạn vừa ra trường nhưng đã có kinh nghiệm từ trước, nếu chẳng may bạn không có kinh nghiệm thì vẫn không cần quá lo lắng, bài viết dưới đấy sẽ đưa ra các lời khuyên cần thiết để các bạn có thể chuẩn bị thật tốt và có được những lối đi đúng đắn cho bản thân.

 

Tự đánh giá năng lực bản thân

Hãy dành thời gian để tự nhìn nhận lại bản thân, tìm ra ưu điểmkhuyết điểm, thế mạnh của chính mình là gì để có thể định hướng được lối đi riêng phù hợp nhất, đồng thời hoàn thiện và phát triển bản thân.

Nắm chắc được năng lực bản thân sẽ giúp bạn tự tin trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Và tránh thiệt thòi trong quá trình deal lương với doanh nghiệp.

 

Chủ động tiếp cận các nhà tuyển dụng

Tìm kiếm việc làm cho sinh viên mới ra trường

Đừng trở nên thụ động mà thay vào đó hãy chủ động đi tìm kiếm cơ hội cho bản thân. Hãy đa dạng hóa các kênh tìm việc, đừng chỉ dừng lại ở việc apply trên các bài viết tuyển dụng của doanh nghiệp mà hãy chủ động tìm kiếm việc làm bằng cách tự ứng tuyển bản thân trên các group tuyển dụng, đăng CV xin việc lên các wedsite việc làm, cũng là cách cho sinh viên mới ra trường có thể mau chóng tìm được việc.

 

Tạo một chiếc CV chuyên nghiệp

Một CV ấn tượng ghi điểm với nhà tuyển dụng

CV dành cho sinh viên mới ra trường cần đảm bảo đầy đủ các thông tin như :

  • Phần giới thiệu bản thâncách thức liên lạc
  • Mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được mục tiêu nghề nghiệp của bản thân phù hợp với các vị trí, lĩnh vực, công nghiệp của doanh nghiệp cần tuyển dụng
  • Quá trình học tập, thành tích học tập tốt và nỗ lực của bản thân trong học tập cũng sẽ là cách để bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng bên cạnh các kinh nghiệm làm việc, một lưu ý nhỏ là bạn chỉ nên nêu những kiến thức liên quan đến lĩnh vực bạn ứng tuyển.
  • Kinh nghiệm làm việc, nếu không có kinh nghiệm làm việc bạn có thể thay thế bằng các hoạt động tình nguyện, xã hội, kinh nghiệm tham gia các câu lạc bộ, các cộng đồng hay công việc part time chẳng hạn.
  • Các kỹ năng, giải thưởng thành tích.

 

Không rải CV ở nhiều nơi

Nhiều bạn sinh viên mới ra trường thường sẽ ứng tuyển ở rất nhiều nơi với tâm lý may ra sẽ có chỗ nào đó nhận mình. Thì đây là một hành động khiến bạn mất đi cơ hội ở nhiều vị trí tốt. Hãy tập trung vào một vài công ty nhất định, và tìm hiểu thật kĩ về các doanh nghiệp,tìm hiểu về các yêu cầu công việc, mức lương và điều chỉnh CV sao cho thật phù hợp với vị trí ứng tuyển, sẽ giúp bạn có một buổi phỏng vấn tốt hơn, đồng thời người phỏng vấn sẽ có ấn tượng về bạn, tăng cơ hội được nhận vào làm tại công ty.

 

Chú trọng việc gửi mail ứng tuyển

Hãy tránh mắc các lỗi khi gửi mail như thiếu tiêu đề, sai lỗi chính tả, câu chữ cẩu thả. Nếu nhà tuyển dụng không yêu cầu viết tiêu đề theo cú pháp riêng sinh viên nên lưu ý tạo một tiêu đề ngắn gọn và đầy đủ thông tin.

Vd : Họ tên-Vị trí ứng tuyển-Khu vực ứng tuyển

Bên cạnh đó, nội dung mail cần thể hiện được thế mạnh, mong muốn làm việc tại vị trí ứng tuyển một cách xúc tích. Gửi kèm theo đó là một lá thư cảm ơn sẽ khiến email của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn.

Và cuối cùng đừng quên rà soát lại lỗi chính tả trước khi gửi nhé.

 

Chủ động liên lạc khi quá lâu chưa nhận được phản hồi

Thông thường, các nhà tuyển dụng sẽ thông báo đến ứng viên kết quả ứng tuyển thông qua email hoặc điện thoại trong thời gian từ 1 đến 2 tuần. Nếu đã quá lâu và bạn chưa nhận được phản hồi hãy chủ động liên lạc với nhà tuyển dụng. Như vậy sẽ tránh mất thời gian của bản thân và biết được lý do bị loại, để có cải thiện bản thân và rút kinh nghiệm cho những lần sau.

 

Luôn hoàn thiện bản thân và phát triển các kỹ năng

Không ngừng hoàn thiện bản thân

Hãy tích cực rèn luyện các kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,kỹ năng giao tiếp...Trang bị cho bản thân các kiến thức về tin học văn phòng cũng là một lợi thế và hỗ trợ cho công việc sau này.

 

Không nhất thiết phải làm việc tại các công ty lớn

Hiện nay, các bạn sinh viên thường muốn tìm các công việc ở các công ty có quy mô lớn nên dẫn đến thất bại trong xin việc vì không đủ kinh nghiệm. Thay vào đó hãy tập trung tìm một công việc mà bạn có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm phát triển bản thân. Ở mỗi giai đoạn sẽ có những mục tiêu khác nhau riêng giai đoạn này sinh viên cần tập trung nhiều hơn vào tích lũy kinh nghiệm.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *